Zinc Oxide được dùng như một chất làm dầy, làm trắng và chất xúc tác trong công nghiệp.
Ngày nay, ứng dụng của Zinc Oxide đã phổ biến trong nhiều ngành, đặc biệt là ngành da liễu và công nghiệp mỹ phẩm nhờ khả năng kháng khuẩn, làm dịu da và cơ chế chống nắng linh hoạt.
Hãy cùng mình khám phá những điều chưa biết về Zinc Oxide nhé.
Zinc Oxide là gì?
Zinc Oxide là một hợp chất vô cơ của kẽm có công thức ZnO, không tan trong nước và có dạng bột màu trắng. Nó được sử dụng rộng rãi như chất xúc tác hóa học trong chế biến cao su hay được dùng trong công nghiệp sơn phủ nhờ cơ chế bảo vệ bề mặt kim loại khỏi các tác nhân môi trường.
Chúng ta có thể tìm thấy chất này trong các sản phẩm makeup như foundation, kem chống nắng vật lý, các loại phấn bột hoặc các sản phẩm makeup có hiệu ứng làm trắng. Ngoài ra, Zinc Oxide còn là thành phần trong một số kem trị mụn nhờ tác dụng kháng khuẩn, làm dịu và giảm sưng.
Công dụng của Zinc Oxide trong kem chống nắng
Về cơ bản, kem chống nắng được phân làm hai loại theo cơ chế chống nắng là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học. Trong đó, Zinc Oxide và Titanium Dioxide là hai thành phần hoạt tính chính trong kem chống nắng vật lý.
Để nhận biết kem chống nắng là vật lý hay hóa học thì người ta thường nhìn vào chữ “Sunblock”, “Mineral Sunscreen” và bản thành phần nếu có ZinC Oxide hoặc Titanium Dioxide thì biết ngay nó là kem chống nắng vật lý hoặc vật lý lai hóa học.
Trong kem chống nắng vật lý, Zinc Oxide tương tự hoạt động như một tấm gương, phản xạ các tia nắng ra khỏi làn da khi bị chiếu vào rất bền vững và không gây kích ứng so với các loại kem hóa học.
Zinc Oxide được chứng minh là ưu việt hơn so với Titanium Dioxide nhờ khả năng chống lại cả hai tia UVA và UVB trong ánh mặt trời. Hơn thế nữa, Zinc Oxide còn được kiểm chứng bởi FDA và được cấp phép trong việc sử dụng trên da của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và trẻ em.
Zinc Oxide có an toàn với da không?
Mức độ an toàn của Zinc Oxide có thể cân nhắc tuỳ theo hàm lượng trong các sản phẩm.
Ví dụ: trong các loại kem chống nắng thì hàm lượng Zinc Oxide nằm ở mức 25-30%. Trong khi đó Zinc Oxide trong các phẩm makeup hay da liễu dao động từ 10-19%.
Như vậy, để đánh giá độ lành tính của Zinc Oxide, chúng ta có thể xem xét từ nghiên cứu các loại kem chống nắng chứa thành phần này.
Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ) đã kiểm chứng thì các sản phẩm chống nắng có Zinc Oxide được phê duyệt sử dụng lên da của trẻ sơ sinh và trẻ em. Điều đó chứng tỏ Zinc Oxide an toàn và lành tính với cả những làn da cực kì nhạy cảm.
Các lưu ý khi dùng Zinc Oxide lên da
Zinc Oxide mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích nhưng không phải cứ bôi lên da là sẽ đẹp. Vậy làm sao để tận dụng triệt để những tiềm năng của nó, dưới đây là 2 lưu ý khi bạn dùng sản phẩm có ZinC:
- Tuy rằng Zinc Oxide trong kem chống nắng rất tốt nhưng không có tác dụng hỗ trợ trị mụn kháng khuẩn như Zin C trong kem trị mụn đâu nhé nên phải chọn kem trị mụn dùng riêng.
- Nên thoa kem chống nắng vừa phải tránh bị bí da.
Kết luận về Zinc Oxide
Zinc Oxide là một hợp chất làm đẹp được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Nếu bạn là một fan của kem chống nắng vật lý và có nhu cầu tìm mua chúng, hãy lưu ý về bảng thành phần để tránh mua nhầm sản phẩm không ưng ý nhé!
Bạn có thể tìm kiếm các bài viết review về kem chống nắng vật lý và kem hóa học trên blog của mình
Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn gặp vấn đề về bài viết hoặc có những thắc mắc, đóng góp giúp mình hoàn thiện bài viết thêm.