Trên những tuýp kem chống nắng, nếu bạn để ý thì có thể thấy một loạt sản phẩm để những dòng chữ PA hoặc PA+, PA++, PA+++, PA++++.
Vậy chỉ số PA trong kem chống nắng có ý nghĩa gì, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. PA là gì? Ý nghĩa
Chỉ số PA viết tắt của (Projection Grade of UVA) – tạm dịch là bảo vệ da khỏi tia UVA, chỉ số đo lường mức độ bảo vệ da thường có trong kem chống nắng được công bố bởi “Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản”.
Hệ thống phân cấp của PA được điều chỉnh từ PPD (phương pháp tối ưu sắc tố), đã được thử nghiệm trên nhiều người đã tiếp xúc với UVA trước đó.
Các chuyển đổi này được tính như sau:
- Sản phẩm có chỉ số PPD = 2 đến 4 tương đương với PA+
- Sản phẩm có chỉ số PPD = 4 đến 8 tương tương vơi PA++
- Sản phẩm có chỉ số PPD = 8 đến 16 tương đương PA+++
- Sản phẩm có chỉ số PPD từ 16 trở lên tương đương PA++++
2. Ý nghĩa chỉ số PA trong kem chống nắng
Trên các dòng sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là kem chống nắng bạn có thể thấy rất nhiều dấu “+” ở phần đuôi của PA, mỗi dấu “+” đại diện cho một cấp độ tăng dần.
Các cấp độ thường thấy của PA
- Cấp độ 1: PA+
- Cấp độ 2: PA++ (thường xuất hiện trong các loại phấn phủ).
- Cấp độ 3: PA+++ (có trong các sản phẩm chống nắng hằng ngày dịu nhẹ).
- Cấp độ 4: PA++++ (xuất hiện trong các sản phẩm chống nắng dành cho những bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời hoặc môi trường hồ bơi).
Ý nghĩa của từng cấp độ
- PA+: chống tia UVA ~ 40% – 50%, khả năng lọc tia UVA dưới 4 tiếng.
- PA++: chống tia UVA ~ 50% – 70%, khả năng lọc tia UVA từ 4 – 6 tiếng.
- PA+++: chống tia UVA ~ 90%, khả năng lọc tia UVA từ 8 – 12 tiếng.
- PA++++: chống tia UVA ~ 95%, khả năng lọc tia UVA đến 16 tiếng (tuy nhiên khả năng này chưa được kiểm nghiệm chính xác).
Tùy vào từng trường hợp, các bạn có thể lựa chọn những chỉ số chống nắng phù hợp cho làn da của mình. Hầu như kem chống nắng không có khả năng bảo vệ da hoàn toàn trước tác động mạnh mẽ của tia UVA – loại tia có nguồn năng lượng từ mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất, có mức độ ảnh hưởng tới da người lên đến 95%.
Xuyên sâu vào da, gây ra những biến đổi trên da, phá bỏ các mô liên kết, sự săn chắc và đàn hồi của da gây ra các tác nhân lão hóa. Xuyên qua giác mạc gây nên các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và võng mạc. Nên vẫn rất cần những biện pháp che chắn cẩn thận.
3. Đánh giá mức độ bảo vệ da của SPF/PA
Hầu hết các sản phẩm chống nắng đều đề cập đến SPF/PA. Về cơ bản, chỉ số SPF có khả năng chống lại tia UVB (có phạm vi tiếp xúc nhỏ hơn UVA, nhưng là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng cháy nắng).
Một người bình thường sẽ bắt đầu bị bỏng khi phơi nắng liên tục từ 10 đến 20 phút dưới nhiệt độ gay gắt ở khung giờ từ 12h trưa đến tầm 15h chiều.
Sản phẩm có chứa chỉ số SPF 20 sẽ bảo vệ da của bạn trong tầm 3 – 6 tiếng, nhưng phải liên tục bôi lại kem chống nắng ít nhất 2 – 4 tiếng 1 lần.
4. Mẹo sử dụng kem chống nắng bảo vệ da hiệu quả
Bôi kem chống nắng là điều kiện bắt buộc mỗi khi bạn ra ngoài, để hạn chế tác động của ánh sáng mặt trời tiếp xúc đến da. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả.
1. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài
Để kem chống nắng phát huy hiệu quả cao, các bạn nên thoa ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài đối với kem chống nắng hóa học, đây là loại kem thiên về chỉ số SPF hơn và không dành cho những bạn có da nhạy cảm, không bền vững khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nên cứ tầm 2 tiếng các bạn nên thoa lại một lớp mới.
Ngược lại với kem chống nắng hóa học, kem chống nắng vật lý thì không cần phải đợi lâu vì tính chất thấm của kem thấm khá nhanh, bền vững khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trừ môi trường nước, đặc biệt phù hợp với những bạn có da nhạy cảm.
2. Sử dụng các phương pháp bảo vệ da
Ở phương Tây họ thường kết hợp cả viên uống chống nắng lẫn các sản phẩm chống nắng bên ngoài để bảo vệ da toàn diện.
Bạn có thể tập sử dụng các viên uống chống nắng để thấy được sự hiệu quả giúp da khỏe mạnh hơn mỗi khi đi ra ngoài nắng.
3. Lựa chọn sản phẩm chống nắng phù hợp
Kem chống nắng sẽ trở thành nỗi ám ảnh với nhiều bạn nếu không biết mình thuộc loại da gì. Đặc biệt là da nhạy cảm, nên chọn dòng kem chống nắng vật lý tránh các thành phần gây kích ứng da.
Những bạn da nhờn nên chọn kem chống nắng có chữ “No sebum” (không gây nhờn) hoặc Oil Free (không dầu). Trường hợp nếu da bạn quá nhạy cảm và kèm mụn thì có thể sử dụng kem chống nắng hóa học.
Nếu là da mụn thì rất khó để chọn kem chống nắng, các bạn nên chọn các loại có kết cấu kem mỏng nhẹ, không chứa dầu, có chữ “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông) và tránh xa các loại kem chứa hương liệu, cồn.
Kem chống nắng vật lý có chứa (Zinc Oxide và Titanium Oxide) sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
Tuy nhiên không cần phải chọn kem chống nắng có chỉ số SPF/PA quá cao, điều này đồng nghĩa với việc kem chống nắng đó chứa nhiều chất hóa học sẽ gây khô da, kích ứng cho da nhạy cảm.
Đối với chị em văn phòng chỉ cần SPF 25-35/PA ++ là đủ dùng, còn đi ngoài đường nhiều thì SPF 40-50/PA +++/++++ sẽ là lựa chọn tối ưu.
Kết luận
PA là chỉ số để đo khả năng chống lại tia UVA, giúp người dùng có thể lựa chọn những dòng sản phẩm phù hợp theo nhu cầu.
Hy vọng với những chia sẻ về chỉ số PA của mình sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bảo vệ da toàn diện hơn.
Đừng quên để lại bình luận bên dưới về những thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến của bạn về chỉ số PA nhé!
Có tham khảo kiến thức từ: https://www.colorescience.com/learn/what-is-pa