Kiến thức về lăn kim trị mụn và trị sẹo rỗ cho da

Lăn kim trị mụn là phương pháp làm đẹp đã có từ lâu trên thế giới và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì phương pháp này chỉ mới biết đến trong khoảng thời gian gần đây.

Mọi người đồn thổi nhau về sự thần thánh khi lăn kim sẽ trị hết sẹo rỗ, da sẽ đẹp, hiệu quả ngay. Thực hư những điều này như thế nào? Lăn kim trị mụn sẽ mang lại hiệu quả ra sao. Hãy cùng mình tìm hiểu tại bài viết này nhé.

Lăn kim là gì?

Lăn kim là một phương pháp làm đẹp có cơ chế chọc thủng da nhiều lần bằng dụng cụ được thiết kế riêng biệt. Những cây kim lăn (dermaroller) với đường kính mỗi đầu kim từ 0.5 đến 2.5 milimet sẽ tạo ra những vết thương cực nhỏ trên bề mặt da.

Phương pháp này được dựa trên cơ chế làm lành của cơ thể từ những tổn thương vi điểm được tạo ra trên da. Đây là một kỹ thuật được nghiên cứu để điều trị một số vấn đề về da như sẹo lõm và mụn trứng cá.

Phương pháp này giúp cơ thể loại bỏ tế bào cũ, sản sinh tế bào mới. Tạo điều kiện kích thích sản sinh collagen và elastin để cải thiện tình trạng da bị tổn thương.

Cơ chế của phương pháp lăn kim

Kiến thức về lăn kim trị mụn và trị sẹo rỗ cho da

Khi dụng cụ lăn kim được lăn trên da, các kim nhỏ, mịn trên con lăn đâm sẽ thủng lớp thượng bì. Các vết thương mà kim tạo ra trên da rất nhỏ và không ảnh hưởng vào sâu bên trong da. Vì lý do này, lăn kim được gọi là phương pháp điều trị không xâm lấn.

Phương pháp này sẽ tạo ra những chấn thương da được kiểm soát, không gây ra những vết thương làm tổn hại da của bạn.

Theo nghiên cứu vào năm 2016 thì các vết thương được kiểm soát sẽ gây ra trường hợp chảy máu bề mặt. Điều này kích hoạt phản ứng chữa lành vết thương, khiến cơ thể tự sản sinh collagen và elastin, đồng thời giúp các hoạt chất trong sản phẩm chăm sóc da thẩm thấu tốt hơn.

Công dụng của lăn kim trị mụn

Kiến thức về lăn kim trị mụn và trị sẹo rỗ cho da

Cơ chế hoạt động của phương pháp lăn kim trị mụn là dựa trên cơ chế tự nhiên của cơ thể, nên về bản chất phương pháp này rất an toàn và không gây hại.

Lăn kim trị mụn thích hợp trong việc thúc đẩy tái tạo da và mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ trong công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ.

1. Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cho da

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Macrene Alexiades (đại học Yale, Mỹ), lăn kim giúp gia tăng khả năng hấp thụ mỹ phẩm vào bề mặt da lên đến 90%.

Quá trình sản sinh collagen tăng gấp 1000% và khả năng hấp thu dưỡng chất tăng lên 3000% so với bình thường. Vì các dưỡng chất sẽ đi sâu vào da nhờ vào những đường dẫn từ vi tổn thương.

Điều này có nghĩa là: mọi hoạt chất sử dụng để chăm sóc đều hoạt động mạnh hơn và đem đến hiệu quả tốt hơn.

2. Điều trị sẹo rỗ

Bản chất của sẹo là sự thiếu hụt collagen và elastin. Phương pháp lăn kim có cơ chế tăng sinh collagen, elastin, thúc đẩy các sợi collagen hợp nhất tạo thành tầng collagen mới và kết hợp với các mô mới xung quanh nhanh chóng làm đầy sẹo.

Đồng thời các mao mạch mới được hình thành giúp quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn. Càng giúp da thêm trắng hồng, rạng rỡ.

3. Se khít lỗ chân lông

Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị giãn nở, như: dùng các sản phẩm chăm sóc da chưa đúng cách, bị ảnh hưởng bởi môi trường, do đổ dầu nhiều,…

Trong khi đó, lăn kim giúp lớp biểu bì được tái tạo lại, làm bong tróc lớp da chết, đồng thời làm sạch lỗ chân lông, hình thành lớp tế bào mới, cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da, gián tiếp giúp lỗ chân lông se khít, thu nhỏ hơn.

Nhược điểm của lăn kim trị mụn

Phương pháp lăn kim mang lại hiệu quả nhờ vào những tổn thương nhỏ trên da. Vì vậy, yêu cầu về vệ sinh là việc rất quan trọng.

Các dụng cụ làm đẹp, không gian xung quanh, quy trình lăn kim,… đều phải được đảm bảo vô trùng để bảo vệ làn da của bạn. Nếu các bước này không đảm bảo vệ sinh, dễ dẫn đến những hệ quả không mong muốn và khiến tình da càng tệ hơn.

Dưới đây là các tình trạng có thể gặp phải nếu không đảm bảo tiệt trùng trong quá trình lăn kim.

  • Nhiễm trùng da
  • Tình trạng mụn tệ hơn
  • Da bị nám, sạm

Đối tượng nên và không nên sử dụng lăn kim trị mụn

Kiến thức về lăn kim trị mụn và trị sẹo rỗ cho da

1. Những loại da nên lăn kim

  • Da bị sẹo rỗ lâu năm
  • Da bị mụn ẩn, da lão hóa, da đang lão hóa – da có các dấu hiệu như vết nhăn, vết chân chim

2. Những loại da có thể lăn kim nhưng tuyệt đối cẩn thận

  • Mẹ đang có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị tiểu đường (vì vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng)
  • Sẹo lồi

3. Những loại da tuyệt đối không nên lăn kim

  • Da đang bị mụn viêm, sưng, đỏ tấy
  • Sẹo mới, dưới 6 tháng có thể khắc phục bằng cách thức khác
  • Có bệnh về máu (máu không đông, xuất huyết giảm tiểu cầu…)
  • Suy giảm hệ miễn dịch

Chăm sóc da sau khi lăn kim trị mụn

  • Sử dụng xịt khoáng, serum hoặc kem dưỡng hỗ trợ quá trình tái tạo da và tăng sinh collagen.
  • Tuyệt đối hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Trong trường hợp bất khả kháng cần ra ngoài, nên sử dụng viên chống nắng thay vì kem chống nắng.
  • Khi da bong vảy, cứ để bong tự nhiên và không được tự ý bóc tránh để lại sẹo.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng từ 3 đến 7 ngày. Không nên đi làm ngay sau khi lăn kim. Tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp và trang điểm nhiều vì như vậy da dễ bị thâm nám.
  • Ăn nhiều rau quả, bổ sung vitamin để hỗ trợ da tái tạo nhanh hơn.

Những điều cần lưu ý

Kiến thức về lăn kim trị mụn và trị sẹo rỗ cho da

1. Vô trùng, vệ sinh

  • Để đem đến hiệu quả, lăn kim gây vi tổn thương trực tiếp trên da. Đòi hỏi các dụng cụ thực hiện phải được vô trùng theo đúng tiêu chuẩn của bộ y tế và không tái sử dụng.
  • Đây là việc sẽ giúp bản thân mỗi người tránh nhiễm trùng da hay lây nhiễm các loại vi khuẩn có hại khác (viêm gan B, mụn rộp, HIV…)

2. Dịch vụ lăn kim

  • Tìm hiểu các dịch vụ để cải thiện tình trạng da phù hợp với mục đích và chi phí.
  • Lựa chọn bác sĩ, chuyên gia đào tạo bài bản, trung tâm thực hiện uy tín được cấp phép hành nghề.

3. Tần suất

  • Phương pháp tốt nhất khi dùng với tần suất vừa đủ và phù hợp với da. Nếu lạm dụng sẽ khiến sức khỏe da giảm và bề mặt da mỏng hơn.
  • Tần suất liệu trình có thể thực hiện ở thẩm mỹ viện, spa là 1 tháng/ lần. Tại nhà, có thể 1 hoặc 2 tuần/ lần vì cây kim lăn ở nhà sẽ có khả năng xâm nhập vào da hạn chế hơn nên có thể tiến hành nhiều lần hơn.

4. Thời gian hiệu quả

  • Để nhìn thấy hiệu quả trên da, sẽ mất khoảng 3-6 tháng sau khi lăn kim. Với liệu trình 3 đến 5 lần. Chứ không thể ngày một ngày hai mà có kết quả ngay được.

5. Hiệu quả

  • Tùy vào cơ địa, quá trình chăm sóc sức khỏe sau lăn kim, thói quen sinh hoạt, ăn uống đều sẽ ảnh hưởng lên quá trình trị sẹo rỗ.
  • Lăn kim hiệu quả, có thể giảm và cải thiện tình trạng sẹo rỗ chứ không thể hết 100%.

6. Chi phí lăn kim

  • Chi phí lăn kim trị mụn nằm trong khoảng 2 triệu-5 triệu/ lần, phụ thuộc vào lịch trình trị liệu và những công cụ, độ vệ sinh uy tín của spa hoặc thẩm mỹ viện bạn tiến hành.

Kết luận

Lăn kim đem lại những hiệu quả  lắp đầy da cho những ai bị sẹo nhưng không thể khôi phục hoàn toàn như da bình thường được, thông thường chỉ khôi phục 70%-90%.

Một liệu trình bình thường cũng phải lăn từ 3-5 lần dẫn tới tốn kém chi phí, nên bạn nào muốn trị sẹo bằng phương pháp lăn kim tại các spa thì phải chấp nhận chịu chi một chút chứ không nên đi ngày một ngày ngay rồi bỏ nhé.

Lăn kim thực sự hiệu quả khi bạn đảm bảo được chất lượng, số lượng tiến hành và chăm sóc sau lăn kim.

Hãy để lại bình luận bên dưới về những thắc mắc của bạn cần mình phản hồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *