Sẹo là gì? Có trên 90% những vết tổn thương trên da sẽ hình thành sẹo, tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết thương thì sẹo sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau.
Điều này khiến bạn giảm đi sự tự tin về ngoại hình, đặc biệt là khi xuất hiện sẹo có kích thước lớn, ở những vùng da lộ không được che chắn.
Vậy làm sao để bạn có thể chữa lành những vết sẹo này để lấy lại làn da mịn màng, khỏe đẹp? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Sẹo là gì?
Sẹo là một mô dạng sợi, hình thành để bù đắp cho một vùng da bị khuyết hở do tổn thương gây ra như vết cắt, bỏng hay mụn.
Các mô mới trên da phát triển không khớp với các mô cũ dẫn tới các vết sẹo khác nhau như sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo trắng,…
Màu sắc và kích thước của các vết sẹo cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân gây nên. Nó tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí vết thương cùng quá trình chăm sóc vết thương và cách điều trị sẹo trong từng giai đoạn.
Có bao nhiêu loại sẹo phổ biến nhất hiện nay?
Theo tính chất của sẹo thì sẽ được chia thành 2 loại chính đó là sẹo bình thường và sẹo bất thường. Nghe qua có lẻ khó hiểu lắm phải không nào? Đừng lo lắng, thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải tỏa vấn đề vướng mắc đang gặp phải.
Cụ thể như sau:
- Sẹo bình thường là loại có cấu trúc phẳng ngang so với bề mặt vùng da lành xung quanh và không làm co dãn vùng da này. Sẹo bình thường có màu hơi trắng hồng, mịn mỏng, thường không bị biến chứng và có thể tự mờ dần theo thời gian.
- Sẹo bất thường là loại có các biểu hiện trái ngược so với sẹo bình thường. Các vết sẹo bất thường có nhiều hình dạng khác nhau, có thể đi kèm các vết thâm hoặc phồng rộp, gây mất thẩm mỹ. Một số dạng sẹo bất bình thường như: sẹo thâm, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo trắng, sẹo rạn,…
1. Sẹo thâm
Sẹo thâm là kết quả của quá trình làm lành tổn thương trên da. Các mô liên tục bị tổn thương, các sợi collagen không được cung cấp mới hoặc mất đi gây ra các vết sẹo. Có thể do sẹo sau mụn, thủy đậu, sẹo bỏng, hay tai nạn,… gây thâm sẫm màu da khi điều trị không đúng cách.
Ngoài ra, một nguyên nhân dẫn đến những vết sẹo dễ bị thâm là do môi trường. Đặc biệt, những đơn vị da mới tái tạo thường khá nhạy cảm với những tia cực tím (tia UV) từ ánh nắng mặt trời nên dễ dàng bị thâm sạm hơn.
2. Sẹo lồi
Nguyên nhân sinh ra sẹo lồi là do sự mất cân bằng trong quá trình tổng hợp và phân hủy collagen. Quá trình tăng sinh collagen mạnh, cung cấp dư thừa cho vùng da tổn thương nên tích tụ lồi cao và lan rộng ngoài ranh giới sẹo.
Sẹo lồi thường căng cứng có màu nâu đỏ, không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây ngứa và đau nhức. Sẹo lồi có nguy cơ lớn dần theo thời gian mà không có dấu hiệu dừng lại.
Một dạng khác của sẹo lồi là sẹo phì đại. Đây là những sẹo lồi phát triển rất nhanh sau khi chấn thương, sau đó dừng sự phát triển và xẹp dần sau 1 – 2 năm.
Những yếu tố gây ra sẹo lồi như: nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật lông tóc, bụi bẩn ở vết thương, di truyền, do xử lý vết thương sai cách, do nặn mụn hay do chế độ ăn uống khi sẹo bắt đầu hình thành,…
3. Sẹo lõm
Sẹo lõm là những vết sẹo ăn sâu xuống so với bề mặt da lành. Nguyên nhân dẫn đến các vết sẹo lõm là do vùng biểu bì bị tổn thương nặng, các mô dưới da bị thiếu hụt, kéo lõm các tế bào da xung quanh xuống.
Thường thì sẹo lõm không có khả năng hồi phục như cấu trúc ban đầu.
4. Sẹo trắng
Sẹo trắng hình thành do mô da bị mất toàn bộ sắc tố melanin tạo nên những vệt trắng. Sẹo trắng có thể sinh ra do các vết thương nhỏ hẹp, bị bỏng hoặc nặn mụn.
Quá trình hình thành của sẹo trên da
Khi hiểu được sẹo là gì và các loại sẹo thì bạn cần hình dung quá trình hình thành sẹo như thế nào để lựa chọn thời điểm điều trị sẹo phù hợp nhất.
Sẹo được hình thành qua 3 giai đoạn khác nhau như sau:
Giai đoạn 1: Sưng viêm
Đây là giai đoạn của những ngày đầu làm lành vết thương. Các kháng thể trong máu sẽ được vận chuyển tập trung đến vùng bị thương hở làm nhiệm vụ “nuốt trọn” những vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.
Da sẽ được chống viêm nhiễm và sưng tấy, ửng đỏ lên. Lúc này, những mô tế bào mới được sản xuất và chữa lành vết thương. Da sẽ xuất hiện lớp vảy cứng để phủ lên và bảo vệ toàn bộ vết thương.
Giai đoạn 2: Tăng sinh Collagen tại vùng bị thương
Giai đoạn tăng sinh Collagen sẽ kéo dài khoảng 1 tháng. Các tế bào cơ bản ở lớp trung bì của da sẽ tăng sinh mạnh mẽ ở vùng vết thương để tăng cường sản xuất Collagen.
Các sợi Collagen tiếp tục hình thành trong 10 – 15 ngày, kéo miệng vết thương liền kín lại. Các tiểu mạch và mao mạch cũng sẽ hình thành để chữa lành vết thương.
Trong giai đoạn này, bạn cần chăm sóc vết thương cẩn thận đểtăng cường hệ thống tuần hoàn nuôi dưỡng và làm lành vết thương nhanh chóng hơn.
Nếu được nuôi dưỡng tốt thì vết thương sẽ không bị tái viêm nhiễm, vết thương cũng sẽ thu gọn lại và để lại sẹo nhỏ nhất.
Tùy thuộc cơ địa từng người mà cơ chế sản sinh Collagen diễn ra khác nhau: nếu collagen không đủ sẽ gây ra sẹo lõm; ngược lại sẽ gây sẹo lồi, sẹo phì đại.
Giai đoạn 3: Tái tạo da
Giai đoạn cuối cùng này, bề mặt da đã lành hẳn, vết thương đã khép miệng và da liền lại. Tuy bên dưới vết thương đã lành nhưng việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn tiếp diễn đến tận 2 năm.
Đặc biệt, trong khoảng từ 1 tháng đến 2 tháng đầu, quá trình tạo sẹo vẫn diễn ra mãnh liệt và có gần như quyết định kích thước và mức độ nặng nhẹ của vết sẹo.
Cách điều trị sẹo dứt điểm, an toàn và hiệu quả
Sau khi hiểu rõ sẹo là gì, các loại sẹo cũng như quá trình xuất hiện của nó như thế nào, thì hãy cùng mình tìm hiểu các phương pháp đẩy lùi vết sẹo đáng ghét ra khỏi cơ thể nhé.
Để ngăn ngừa sự hình thành các vết sẹo sâu do bị tổn thương gây ra, việc đầu tiên, bạn cần chăm sóc vết thương để hạn chế hình thành sẹo sau đó mới trị sẹo.
Khi bị tổn thương, bạn cần lấy sạch bụi bẩn, dị vật trên vết thương và sát khuẩn sạch sẽ. Trường hợp vết thương lớn thì phải can thiệp phẫu thuật khâu vết thương kịp thời, có thể khâu bằng chỉ thẩm mỹ để hạn chế mức độ hình thành của sẹo.
Sau đó chuyển sang quá trình trị sẹo. Trong giai đoạn này, sẹo thường có dấu hiệu sưng viêm cho tới giai đoạn tăng sinh Collagen.
Trong giai đoạn này, các bạn cần hạn chế các tác động gây viêm nhiễm và thường xuyên vệ sinh miệng sẹo. Kết hợp bổ sung ăn uống nhiều thực phẩm kháng viêm và chứa nhiều vitamin.
Sang giai đoạn tái tạo da, đây chính là giai đoạn vàng để hạn chế kích thước vết sẹo bằng cách thoa các loại kem trị sẹo làm mềm da, tăng lưu lượng máu, làm thông khí huyết vào vùng sẹo,…
Hiện nay, có một số phương pháp can thiệp trong quá trình hình thành sẹo để cải thiện làn da như: công nghệ cấy da và thay da EUMIX (Ý), hoặc công nghệ Face systum 4 trong 1, hay công nghệ Ánh sáng Nano kết hợp cùng các mỹ phẩm đặc trị sẹo,…
Ngoài ra, còn có rất nhiều cách trị sẹo khác nhau như cà sẹo, mài sẹo, xóa sẹo bằng các công nghệ làm đẹp tiên tiến, hiện đại như: phẫu thuật, chích corticoid, tia laser, máy siêu bào mòn,….
Lưu ý: Các phương pháp này chỉ áp dụng khi sẹo đã tồn tại chứ không dùng được trong các giai đoạn bắt đầu hình thành sẹo.
Kết luận
Khái niệm về sẹo thật sự không quá khó hiểu phải không nào? Sẹo không gây ra nguy hiểm mà nó chỉ làm mất đi vẻ đẹp trên làn da của bạn.
Với sự tiến bộ trong công nghệ làm đẹp ở thời đại khoa học kỹ thuật cao như hiện nay thì việc điều trị sẹo cũng không quá khó khăn.
Hơn ai hết, chính bản thân bạn cần sáng suốt và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sẹo mà bạn đang gặp phải.