Viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng và cách thức xử lý, chữa trị

Các bệnh về da thường là nỗi ám ảnh với nhiều bạn. Trong đó, viêm da cơ địa là tình trạng có rất nhiều bạn mắc phải. Đặc biệt trong thời tiết ẩm, nóng như ở Sài Gòn thì đây quả là khoảng thời gian kinh hoàng.

Đa số các loại bệnh về da rất khó nhận biết vì chúng có những triệu chứng tương tự nhau. Để giúp các bạn hiểu thêm về viêm da cơ địa, thì trong bài viết này mình sẽ đi sâu vào bệnh lý này.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng và cách thức xử lý, chữa trị

Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một chứng viêm da, mẩn ngứa mãn tính. Một số biểu hiện bệnh lý đi kèm là: hen suyễn, sốt, viêm mũi dị ứng…

Bệnh này thường bùng phát từ rất sớm, ở giai đoạn sơ sinh. Một số trường hợp rơi vào độ tuổi trưởng thành và “làm phiền” người bệnh trong tất cả giai đoạn của cuộc đời.

Bệnh này sẽ gây ảnh hưởng trên toàn bộ cơ thể đặc biệt ở bàn tay, bàn chân, khủy tay, khóe chân. Điểm đặc trưng của VDCĐ là xuất hiện rât nhiều và raastt nhanh một thời gian ngắn, sau đó thuyên giảm dần, rồi lại đột ngột tái phát.

Tổn thương điển hình mà VDCĐ để lại là viêm đỏ, nổi mụn nước, rỉ dịch, khô ráp, ngứa ngáy và dày sưng. Trong đó triệu chứng ngứa ngáy là thường gặp nhất, nó thường chuyển biến từ giai đoạn nhẹ sang mãn tính và kéo dài đến cuối đời.

Cách phân biệt viêm da cơ địa với mề đay

Viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng và cách thức xử lý, chữa trị

Mề đay (bên trái) – Viêm da cơ địa (bên phải)

Viêm da cơ địa có triệu chứng gần giống với mề đay nên có khá nhiều bạn bị nhầm lẫn. Thực tế đây là 2 loại bệnh khác nhau, hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân bị VDCĐ là gì nhưng chủ yếu đến từ cơ địa và hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch.

Một số trường hợp VDCĐ là do di truyền, cơ địa nhạy cảm, yếu tố thời tiết. Còn mề đay chỉ xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng làm giải phóng Histamin (một axit amin liên quan đến hệ miễn dịch).

Về hình thái của bệnh lý thì 2 loại này đều có chung triệu chứng ngứa, nhưng viêm da cơ địa sẽ có hiện tượng khô và bong tróc nhiều hơn. Một số trường hợp sẽ gây nên thâm đen và đóng vảy do gãi quá nhiều.

Tần suất tái phát của 2 bệnh này cũng chênh lệch nhau khá rõ rệt, viêm da cơ địa có thể tái phát nhiều lần trong 1 tháng còn mề đay có xu hướng tái phát trong nhiều năm hoặc nhiều tháng.

Nếu bị bệnh mề đay mà gãi quá nhiều khiến da bị tổn thương liên tục thì các vi khuẩn sẽ ngấm sâu vào da sẽ trở thành viêm da cơ địa.

Những loại viêm da cơ địa thường gặp

1. Viêm da dị ứng

Đây là loại viêm da mãn tính, tỷ lệ đối tượng mắc bệnh này thường là trẻ em. Khi các cơn ngứa kéo dài sẽ gây hiện tượng khô ráp, bong tróc và châm chích.

Điểm nhận dạng là xuất hiện những chấm đỏ li ti trên da, tình trạng này không thể chữa trị triệt để chỉ có cách chăm sóc da và dùng các loại thuốc bôi để giảm mức độ ngứa.

2. Viêm da cơ địa bội nhiễm

Đây là biệu hiện của việc viêm da cơ địa đang có tiến triển xấu. Những vùng da có vết thương hở sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu tình trạng này kéo dài và trở nên nặng hơn sẽ rất khó điều trị.

Đây là bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào từ người lớn đến trẻ em.

Viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng và cách thức xử lý, chữa trị

Viêm da cơ địa đối xứng

Đây là tình trạng phổ biến thường gặp, nó tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu và bứt rứt; gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của mọi người, đặc biệt là giấc ngủ.

Biểu hiện rõ rệt nhất là ngứa, mẫn đỏ,… các vết mẩn ngứa sẽ xuất hiện chủ yếu ở khuỷu tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân.

Viêm da cơ địa nổi mụn nước

Tình trạng viêm da cơ địa mụn nước xảy đến khi người bệnh bị dị ứng đồ ăn, môi trường làm việc, lối sống sinh hoạt không hợp lý,…Biểu hiện của bệnh này rất rõ rệt các bạn có thể thấy mụn nước nổi lên da gây đau rát.

Để chữa tình trạng này, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các kem bôi ngoài da giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy.

F.A.Q về viêm da cơ địa

1. Viêm da cơ địa có lây không?

Theo các chuyên gia Da liễu, bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm, ngay cả khi tiếp xúc với bệnh nhân đang nhiễm bệnh, hoặc chất dịch từ các loại mụn nước cũng không làm nguy có mắc bệnh.

Nhưng bệnh này có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái, hơn 80% các trường hợp con cái sẽ bị bệnh nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 50% nếu chỉ có 1 trong 2 người mắc VDCĐ.

2. Viêm da cơ địa có chữa lành được không?

Câu hỏi này là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác về cách trị dứt điểm loại bệnh này.

Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ mang tính chất tạm thời, ngăn biến chứng, hạn chế nguy cơ tái phát càng lâu càng tốt.

Cách tốt nhất khi mắc phải viêm da là bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn thuốc bôi ngoài da hiệu quả.

3. Làm thế nào để phòng chống bệnh viêm da cơ địa

Có thể nói đây là một loại bệnh mà “xui” thì dính chứ hiện tại chưa có cách phòng chống, vì các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân bị bênh.

Nhiều bà mẹ lo lắng bệnh VDCĐ sẽ di truyền cho con cái của họ nên đã có câu hỏi, viêm da cơ địa có tiêm phòng được không? Thì câu trả lời là “được”, nhưng nếu trẻ đã mắc bệnh này thì không nên tiêm phòng vì tiêm chủng có thể khiến tình trạng trở nên tệ hơn.

4. Nên ăn gì, kiêng gì khi bị viêm da cơ địa

Vì viêm da cơ địa khó chữa trị dứt điểm, nên vấn đề dinh dưỡng là một yếu tố cần được lưu tâm để hạn chế các triệu chứng, đồng thời giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.

Một số thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung là các loại thực phẩm giàu vitamin B, A, E,… có trong chuối, gạo lứt, gan bò, cà rốt, quả bơ, đu đủ,..để cải thiện tình trạng khô da, thiếu máu, hạn chế nhiễm trùng da, giảm ngứa và dưỡng ẩm.

Bên cạnh đó cũng có một số thực phẩm mà bệnh nhân VDCĐ không nên ăn như thịt bò, thịt gà, hải sản, các loại mắm tôm, mắm ruốc, thức ăn muối chua.

Bênh nhân bị viêm da cơ địa cũng không nên ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ hay sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

5. Viêm da cơ địa có nên dùng mỹ phẩm

Kem dưỡng ẩm sẽ giúp da của người bị viêm da cơ địa trở nên mềm, giảm khô ráp;  giúp da tái tạo lại các tế bào bị hư tổn và giảm tần xuất tái phát bệnh.

Mình có một số gợi ý về sản phẩm kem dưỡng ẩm tốt cho bạn nào bị viêm da cơ địa như: kem dưỡng da Cetaphil Daily Facial Moisturizer SPF 15, kem dưỡng ẩm Avene Cicalfate, kem dưỡng ẩm & phục hồi da La Roche-Posay Cicaplast Baume B5,…đây là những sản phẩm thuộc thương hiệu nổi tiếng, dễ tìm mua vì có bán tại trụ sở của nó hoặc các cửa hàng uy tín như Guardian.

Kết luận

Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã có được một số thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa rồi đúng không nào? Mặc dù đây là một loại bệnh khó trị dứt điểm, nhưng chúng ta vẫn có một số cách để giúp bạn vượt qua những cơn “hoành hành” của VDCĐ.

Hy vọng bài viết này sẽ có ích với những bạn đang mắc bệnh lý này. Các bạn không cần hoảng sợ, chỉ cần chúng ta chăm chỉ sử dụng những sản phẩm, thực phẩm tốt cho cơ thể thì trình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm da cơ địa hãy để lại bình luận bên dưới để nhận được sự phản hồi từ mình nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *